Báo giá Tủ bếp Deco DTB25
Thông tin gỗ MDF An Cường
Gỗ An Cường đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế – International Quality (E1, E2, E0, Green Label, Super E0, EPA, JIS,…). Ngoài ra An Cường là Công ty duy nhất trong ngành gỗ Việt Nam đạt được giấy chứng nhận Green Label do Singapore cấp – đây là giấy chứng nhận danh giá nhất tại khu vực về sản phẩm xanh – sạch – thân thiện và bảo vệ môi trường. Xưởng Nội Thất Deco cam kết sử dụng gỗ An Cường chính hãng (Có thể xuất chứng từ hóa đơn nếu khách hàng cần), sẵn sàng hỗ trợ kiểm tra gỗ tại cơ quan thẩm định gỗ của Công ty An Cường. Trường hợp phát hiện sai phạm chúng tôi sẽ hoàn 100% tiền cho khách hàng.
Thiệt thòi của khách hàng khi lầm tưởng về phần lõi xanh gỗ
Phần lõi xanh là chất chỉ thị màu thêm vào để giúp phân biệt gỗ chống ẩm với gỗ thường, không làm thay đổi thông số kỹ thuật của gỗ. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn nghĩ rằng gỗ chống ẩm phải có lõi màu xanh. Lợi dụng quan niệm sai lầm về màu sắc gỗ của khách hàng, những sản phẩm nội thất được làm từ loại gỗ lõi xanh nhưng không có khả năng chống ẩm đã có cơ hội trôi nổi trên thị trường. “Đội lốt” chống ẩm nên giá thành cao hơn nhưng khả năng chống ẩm lại rất kém dẫn đến tuổi thọ của sản phẩm thấp, dễ bị cong vênh và hỏng hóc trong quá trình sử dụng. Khách hàng cần hết sức lưu ý khi chọn sản phẩm để bảo vệ lợi ích của chính mình.
9 sai lầm nghiêm trọng hay mắc phải khi làm tủ bếp
Sai lầm đầu tiên chính là chọn sai vật liệu khi làm tủ bếp. Đây là tủ bếp cũ nhà anh chị, và anh chị đã lựa chọn chất liệu gỗ MDF công nghiệp cốt xanh chống ẩm. Trong quá trình sử dụng, khi bị tuột đường ống nước và nước tràn ra ngoài, sau một thời gian, gỗ đã bị phồng lên. Nếu bạn là người yêu thích nội trợ, thường xuyên vào bếp nấu ăn, thì rất khó chịu và phiền muộn với tình trạng này vì gỗ nở hỏng làm bẩn hết cả bên trong.
Đây cũng chính là sai lầm hay mắc phải khi làm tủ bếp. Các bác nên hiểu rằng bản chất gỗ công nghiệp chỉ chống ẩm chứ không chống nước, không chống được mối mọt, co ngót, cong vênh.
Anh chị đã gọi công ty Deco chúng tôi qua xem và thiết kế lại tủ bếp cho anh chị. Lần này, các kiến trúc sư đã lên thiết kế lại và tư vấn làm tủ bếp cho anh chị như sau: toàn bộ phần thùng tủ bếp dưới chúng tôi làm bằng chất liệu nhựa composite và toàn bộ cánh tủ và mặt ngăn kéo phủ acrylic sáng bóng. Phần tủ bếp dưới với chất liệu nhựa composite sẽ chống nước, không bị nở và hỏng giống như gỗ công nghiệp, tuyệt đối chống cả co ngót, cong vênh và mối mọt.
Để giúp anh chị tiết kiệm chi phí, tủ bếp trên được treo lên tường, không bị nước vào, chúng tôi làm tủ bếp trên treo tường bằng gỗ công nghiệp cốt xanh chống ẩm và cánh tủ phủ acrylic sáng bóng. Mỗi vật liệu đều có ưu nhược điểm riêng, vì vậy khi các bác hiểu được ưu nhược điểm từng loại thì sẽ có sự lựa chọn phù hợp với từng bối cảnh không gian và nhu cầu riêng.
Ngoài chất liệu nhựa composite chống nước tuyệt đối và chống mối mọt, co ngót, cong vênh, các bác có thể chọn thêm chất liệu thùng tủ làm bằng inox 304 và cánh tủ làm khung nhôm cánh kính. Tuy nhiên, làm với chất liệu này thì giá sẽ rất cao và là chất liệu dành cho giới siêu giàu.
Sai lầm thứ 2: không có thiết kế đường ống và đường điện ngày từ đầu
Các phần đường ống điện và nước nếu có thiết kế ngày từ đầu thì sau này việc sử dụng các thiết bị sẽ dễ dàng hơn, lúc làm xong rồi mà lại lôi ra đi lại đường ống nước và đường điện thì rất tốn kém và thiếu thẩm mỹ nên các bạn thiết kế mà làm thiết kế tủ bếp cũng lưu ý cả phần này, thiết kế lên cả phương án điện nước cho khách ngay từ đầu nhé
Sai lầm 3: thiết kế và sắp xếp bố trí công năng sử dụng không hợp lý
Các bác lưu ý máy rửa bát và chậu rửa nên thiết kế để gần nhau. Thông thường trước khi cho vào máy rửa bát thì các chị em sẽ tráng bát đĩa trước rồi mới cho vào máy rửa bát nếu chúng ta để máy rửa bát và chậu rửa để xa nhau thì các chị em thao tác rất khó khăn và rất mất nhiều thời gian và bất tiện; và đặc biệt khi để máy rửa bát cạnh chậu rửa thì đường nước đi cùng với máy rửa bát và chậu rửa sẽ tiện hơn rất nhiều hơn là để xa nhau và khi có vấn đề gì xảy ra thì cũng dễ xử lý hơn.
Sai lầm 4: bếp và chậu rửa phải có 1 khoảng cách nhất định thông thường là để cách nhau khoảng 1m vì khoảng không ở giữa là nơi để các chị em rửa và sơ chế đồ ăn, nếu để bếp quá gần chậu rửa thì khi các chị em rửa và sơ chế đồ ăn nước sẽ bắn vào bếp và đồ đang nấu trên bếp có thể làm hư hại đến bếp.
Sai lầm thứ 5: các bác chọn chậu rửa không tiện lợi
Chị em nên chọn các loại chậu rửa có chiều sâu từ 21-23cm thôi nhé. Nếu chọn chậu rửa sâu quá thì khi chị em thao tác sẽ phải cúi người xuống gây đau lưng, còn nếu chị em chọn chậu rửa mà nông quá thì khi rửa nước sẽ bắn ra ngoài nhé và lưu ý các chị em nên chọn mua phụ kiện ở các bên uy tín có bảo hành và bảo trì nhé, để trong quá trình sử dụng có vấn đề sẽ được bảo hành và bảo trì.
Sai lầm thứ 6: các bác hay nghĩ là làm chân tủ bếp hở thế này thì để việc vệ sinh lau chùi dễ dàng
Khi làm tủ bếp chân thoáng thế này sẽ là nơi tạo điều kiện cho dán chuột và các côn trùng làm tổ ở đây gây mùi hôi và bẩn tủ bếp ; thế nên các bác hãy làm tủ bếp có chân thế này sẽ kín che bụi bẩn và chuột; gián và các côn trùng khác không chui vào được.
Sai lầm thứ 7: thiết kế tủ bếp thiếu ánh sáng
Nếu tủ bếp mà thiếu ánh sáng thì quá trình sửa sơ chế thực phẩm và nấu ăn gặp nhiều khó khăn hơn và thiếu ánh sáng là 1 yếu tố không tốt cho phong thủy ; để khắc phục vấn đề này thì các bác nên thiết kế thêm đèn led hoặc thêm các đèn mắt trâu hắt xuống.
Khi khu bếp có nhiều ánh sáng thì sẽ giúp các chị e nấu ăn dễ hơn và sẽ tốt cho phong thủy.
Sai lầm 8 và nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến tiền bạc và gây nguy hiểm cho người sử dụng là lắp tủ bếp trên vào các bức tường yếu tường bị xập xệ và tính chịu lực kém thì dùng một thời gian sẽ bị sập xuống thế này
vậy nên các bác trước khi thi công tủ bếp nên báo bên thi công tủ bếp kiểm tra hiện trạng thật kỹ nhé nếu tường yếu thì phải có phương án xử lý thi công ngay từ ban đầu vì gây nguy hiểm đến tính mạng con người nếu làm không chắc chắn
Sai lầm 9: các bạn chọn sai đơn vị tư vấn thiết kế tủ bếp nhiều bên làm việc không có tâm và không có tầm nên phần công năng sử dụng không được thuận tiện không được đúng như mình muốn; thiết kế tính thẩm mỹ kém và không thể hiện được đúng phong cách sống của gia chủ.
Tủ bếp
Để đảm bảo tính chất chống nước và chống mối mọt tuyệt đối, phần dưới của tủ bếp được thiết kế với thùng làm từ chất liệu nhựa composite, một loại vật liệu có khả năng chống nước và chống mối mọt tối đa, đồng thời không bị co ngót, cong vênh. Đối với phần tủ bếp trên, chúng tôi sử dụng gỗ MDF cốt xanh chống ẩm từ công ty An Cường. Bởi vì phần này được treo lên tường, không tiếp xúc trực tiếp với nước, việc sử dụng gỗ công nghiệp vẫn đảm bảo tính chất chống ẩm tuyệt đối. Tất cả các cánh cửa và bề mặt lộ ra ngoài được phủ bằng chất liệu Acrylic sáng bóng từ công ty An Cường, tạo điểm nhấn về thẩm mỹ và đồng thời bảo vệ chống thấm nước.
-
Nhựa composite là gì?
Nhựa composite là một loại vật liệu tổng hợp được tạo ra từ sự kết hợp giữa nhựa nền (như epoxy, polyester, hoặc vinyl ester) và các sợi gia cường (như sợi thủy tinh, sợi carbon, hoặc sợi aramid). Sự kết hợp này giúp nhựa composite tận dụng được các đặc tính tốt nhất của từng thành phần, mang lại độ bền cơ học cao, khả năng chống thấm nước, chống ăn mòn, và nhẹ hơn so với các vật liệu truyền thống.
-
Tại sao lại dùng nhựa composite làm tủ bếp?
Nhựa composite ngày càng được ưa chuộng để làm tủ bếp vì những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại. Độ bền và tuổi thọ cao giúp tủ bếp từ nhựa composite chịu được các tác động mạnh và môi trường ẩm ướt, rất quan trọng trong không gian bếp. Nhựa composite cũng có khả năng chống thấm nước và chống ăn mòn, giúp tủ bếp luôn bền đẹp theo thời gian.
Hơn nữa, tính linh hoạt trong thiết kế của nhựa composite cho phép tạo ra nhiều kiểu dáng và màu sắc đa dạng, phù hợp với các phong cách trang trí nội thất khác nhau. Khả năng dễ bảo trì và vệ sinh của vật liệu này cũng là một ưu điểm lớn, giữ cho tủ bếp luôn sạch sẽ và vệ sinh.
Cuối cùng, việc sử dụng nhựa composite còn giúp giảm thiểu tác động đến môi trường, vì nó có thể tái chế và thân thiện với môi trường. Do đó, sự kết hợp giữa tính năng và tính thẩm mỹ của nhựa composite làm cho nó trở thành lựa chọn hoàn hảo cho việc làm tủ bếp.
Tại sao lại dùng cánh phủ acrylics
Cánh tủ bếp phủ acrylic đang trở thành xu hướng được nhiều gia đình lựa chọn nhờ vào những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại. Lớp phủ acrylic không chỉ tạo ra một không gian sang trọng mà còn mang lại độ sáng bóng vượt trội, giúp căn bếp của bạn luôn rực rỡ và hiện đại, dễ dàng lau chùi và bảo dưỡng, giữ cho tủ bếp luôn mới mẻ theo thời gian. Đặc biệt, với đa dạng màu sắc và kiểu dáng, cánh tủ bếp phủ acrylic có thể dễ dàng kết hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau, từ cổ điển đến hiện đại, mang lại cho gia đình bạn một không gian bếp hoàn hảo và tinh tế.
Xưởng Nội Thất Deco cam kết đem đến sản phẩm tuyệt vời nhất cho bạn
Với đội ngũ kiến trúc sư lành nghề chúng tôi sẽ tư vấn tận tình, chi tiết, lên bản vẽ 3D nếu cần để khách hàng dễ hình dung về sản phẩm và chọn lựa màu sắc, chất liệu, thiết kế. Các kiến trúc sư sẽ bố trí kích thước, các ngăn kéo, các đợt… để sử dụng tối đa công năng và đem lại không gian đẹp mắt, hiện đại, sang trọng cho ngôi nhà của gia chủ.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Hotline: 096.480.7052 (Có viber và zalo)
Địa chỉ: CK1-11, P. Tố Hữu, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Fanpage Facebook: Xưởng Nội Thất Deco
Website: Xuongdeco.com